Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2020

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

 1. Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?

Kết quả xét nghiệm giúp các bác sĩ phán đoán được nhiều loại bệnh khác nhau từ nhẹ cho đến nguy hiểm. Đặc biệt là nhận biết cụ thể hơn các chứng bệnh về thận, gan. Kết quả của việc xét nghiệm nước tiểu có thể nhận biết những điều sau:

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

Kết quả xét nghiệm giúp phán đoán được nhiều loại bệnh khác nhau 


– Nhận biết được mức độ mất nước của cơ thể: Nếu nước tiểu có màu vàng thẫm, hoặc thậm chí sậm màu cho thấy cơ thể đang mất nước. Ngược lại có đủ lượng nước cần thiết, nước tiểu có màu vàng nhạt. Vừa nạp nhiều nước, nước tiểu có màu trong.

– Phát hiện sớm ung thư vú, ung thư tinh hoàn: Ở bệnh nhân ung thư trong nước tiểu có chất pteridines cao hơn thông thường. Đây là loại chất giúp nhận biết khả năng mắc ung thư vú, ung thư tinh hoàn hiệu quả khi xét nghiệm nước tiểu.

– Bệnh tiểu đường: Là cách kiểm tra khả năng mắc bệnh tiểu đường phổ thông nhất mà ta có thể áp dụng. Khi lượng đường huyết tăng cao, không đủ kiểm soát sẽ được thải ra qua đường nước tiểu, khiến hàm lượng glucose tăng cao đột ngột.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nếu người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu sẽ đưa ra các chỉ số về máu và các tạp chất lạ lẫn trong nước tiểu, để có thể nhận biết bệnh sớm.

– Bệnh về thận: Nhận thấy có máu trong nước tiểu, cho thấy bàng quang, niệu đạo và thận đang có vấn đề.

Khi cầm tờ kết quả xét nghiệm nước tiểu bạn sẽ thấy rất nhiều thông số mà bạn cũng hiểu rõ là gì. Dưới đây là một số thông tin hữu ích về cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu để các bạn cùng tham khảo.

2. Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu

 

Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu trong xét nghiệm nước tiểu

- Bình thường: âm tính.

- Chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.

- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khẳng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nitrate (NIT) trong xét nghiệm nước tiểu

- Thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.

- Bình thường: âm tính.

- Chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.

- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

Urobilinogen (UBG) trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L.

- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

Billirubin (BIL) trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật.

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L.

- Đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

Protein (pro): đạm trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng

- Bình thường không có

- Chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L

- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

Chỉ số pH trong xét nghiệm nước tiểu

- Đánh giá độ acid của nước tiểu

- Bình thường: 4,6 - 8

- Dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Blood (BLD) trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận.

- Bình thường không có.

- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL.

- Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu.

Specific Gravity (SG) trong xét nghiệm nước tiểu

- Đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước).

- Bình thường: 1.005 - 1.030.

Ketone (KET) trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.

- Bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai.

- Chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L.

- Đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào.

Glucose (Glu) trong xét nghiệm nước tiểu

- Dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

- Bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai

- Chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L

- Là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.

- Nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.

N- ếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn.

ASC (Ascorbic Acid) trong xét nghiệm nước tiểu

- Chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận

- Chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

 Xét nghiệm máu là 1 trong các xét nghiệm quan trọng và cung cấp những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Ngoài ra, xét nghiệm cũng được thực hiện nhằm đánh giá những triệu chứng và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Xét nghiệm máu tổng quát ở người lớn nên tiến hành 2 lần/ năm, thực hiện xét nghiệm công thức máu, đường máu, mỡ máu, cơ bản nước tiểu và men gan giúp người xét nghiệm sớm phát hiện những triệu chứng bệnh sớm, phòng & tránh bệnh kịp thời. 

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ra những bệnh gì?

- Kiểm tra nhóm máu

- Bệnh về máu, liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, huyết tán, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu

- Kiểm tra chức năng của gan(SGOT, SGPT) và chức năng thận như ure máu, creatinine

- Bệnh tiểu đường

- Bệnh về não như nhiễm trùng não, thiếu máu não

- Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglyceride, HDL-C),

- Bệnh Gout

- Bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

- Phát hiện HIV

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu hay nước tiểu là điều bạn cần khi đi khám sức khỏe vì các bác sĩ vẫn hay chỉ định bệnh nhân đi làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên nếu bác sĩ không giải thích thì bạn cũng không thể hiểu được các chỉ số trên kết quả xét nghiệm có ý nghĩa gì. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về cách đọc kết quả xét nghiệm máu.

GLUCOSE là đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l.

1. GLU (GLUCOSE) trong kết quả xét nghiệm máu : 

Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.

2. SGOT & SGPT trong kết quả xét nghiệm máu

Nhóm men gan

Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Nếu vượt quá giới hạn này chức năng thải độc của tế bào gan suy giảm. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như:
Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.

3. Nhóm MỠ MÁU trong kết quả xét nghiệm máu: 

Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:

Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.

Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.

Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.

Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.

Nếu 1 trong các yếu tố trên đây vượt giới hạn cho phép thì có nguy cơ cao trong các bệnh về tim mạch và huyết áp. Riêng chất HDL-Choles là mỡ tốt, nếu cao nó hạn chế gây xơ tắc mach máu. Nếu CHOLESTEROL quá cao kèm theo có cao huyết áp và LDL-Choles cao thì nguy cơ tai biến, đột quỵ do huyết áp rất cao. Nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất mỡ béo và cholesterol như: phủ tạng động vật, trứng gia cầm, tôm, cua, thịt bò, da gà... Tăng cường vận động thể thao. Uống thêm rượu tỏi và theo dõi huyết áp thường xuyên.

4. GGT trong kết quả xét nghiệm máu: 

Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Bình thường nếu chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Nếu với người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.

5. URE (Ure máu) trong kết quả xét nghiệm máu: 

là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.

Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l.

6. BUN trong kết quả xét nghiệm máu

(Blood Urea Nitrogen) = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.

Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu...

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt...

BUN: là nitơ của ure trong máu.

Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).

Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..

Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..

7. CRE (Creatinin) trong kết quả xét nghiệm máu: 

là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.

Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).

Tăng trong : bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp...

Giảm trong : có thai, sản giật...

8. URIC (Acid Uric = urat) trong kết quả xét nghiệm máu:

 là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.

Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).

Tăng trong:

Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..

Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).

Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.

Giảm trong: bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan..

9. KẾT QUẢ MIỄN DỊCH trong kết quả xét nghiệm máu

Anti-HBs: Kháng thể chống vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH < = 12 mUI/ml).

HbsAg: Vi rút viêm gan siêu vi B trong máu (ÂM TÍNH).

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020

Phân biệt đau đầu do căng thẳng và bệnh lý thần kinh

 Đau đầu là chứng bệnh phổ biến trong xã hội. Theo Hiệp hội đau đầu thế giới, đau đầu được chia thành 13 nhóm khác nhau, tương đương với 13 nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chung quy lại 2 nguyên nhân điển hình nhất là đau đầu do căng thẳng và đau đầu do bệnh lý thần kinh.

Cách phân biệt đau đầu do căng thẳng và bệnh lý thần kinh

Đau đầu do căng thẳng:

 Nguyên nhân Đau đầu do căng thẳng

Áp lực, stress trong công việc, học tập, mâu thuẫn gia đình. Thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc sau khi lái xe trong thời gian dài. Thời gian đau đầu mang tính chu kỳ, chia làm nhiều đợt, thường kéo dài tới 2 tuần trong 1 tháng hoặc 6 tháng trong 1 năm.

Biểu hiện Đau đầu do căng thẳng

Cảm giác căng hoặc siết chặt ở các cơ vùng đầu và cổ. Người bệnh cảm thấy bị nén ép hoặc ê ẩm ở đầu, tăng nhạy cảm đau xung quanh đầu. Đau lan tỏa khắp đầu, nhưng khó chịu nhất ở phần sau đầu và vùng cổ. Không gây ra các triệu chứng như buồn nôn và nôn. Một số ít trường hợp có thể 

gây ra sự nhạy cảm đối với tiếng ồn.

Đặc điểm của đau đầu do căng thẳng là cơn đau tiến triển tăng dần, nhanh và bất ngờ. Tính chất cơn đau ổn định và cường độ không dữ dội.

Đau đầu do căng thẳng gây nhiều khó chịu.

Đau đầu do căng thẳng gây nhiều khó chịu.

Đau đầu do bệnh lý thần kinh: 

Nguyên nhân gây đau đầu 

do quá trình viêm nhiễm, sự xâm lấn của khối u, thiếu máu não. Các quá trình bệnh lý gây xoắn vặn, giãn căng hoặc phù nề quanh các mạch máu. Thời gian: Các cơn đau đến đột ngột, diễn tiến nhanh. Có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ.

Đặc điểm: Xảy đến bất ngờ, đau dữ dội, thường kèm theo nhiều dấu hiệu khác như: nôn, ói, tê, liệt... Biểu hiện của chứng đau đầu do bệnh lý thần kinh tùy thuộc nguyên nhân gây đau.

Đau đầu do tăng huyết áp:

 đột ngột, dữ dội, đau khu trú nhiều ở vùng chẩm, trán.

Đau đầu do u não: 

kèm theo buồn nôn, mờ mắt hoặc liệt dây thần kinh sọ não, mắt mờ.

Đau đầu do viêm màng não: 

đau đầu dữ dội, kèm biểu hiện cổ cứng, ói, sợ ánh sáng, sốt cao.

Đau đầu do dị dạng mạch máu não: 

cơn đau âm ỉ, đôi khi đau dữ dội có thể kèm theo liệt run.

Đau đầu do xuất huyết não: 

đột ngột, dồn dập và có thể liệt nửa người, hôn mê nhanh.

Lưu ý khi mắc đau đầu 

Trong cùng một lúc, người bệnh có thể mắc nhiều loại đau đầu khác nhau (như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, do các dây thần kinh ngoại vi...). Cần phải xác định chứng đau đầu nào đang chiếm ưu thế và cần được ưu tiên điều trị trước. Người bệnh nên đi khám đau đầu để xác định nguyên nhân và tìm hướng điều trị phù hợp nhất.

Có thể nói đau đầu do căng thẳng ít nguy hiểm hơn đau đầu do bệnh lý thần kinh, tình trạng sẽ mất sau khi người bệnh ổn định và giải tỏa được tâm lý. Ngược lại, những cơn đau đầu là triệu chứng của các bệnh lý cơ thể khác, có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Các vùng ảnh hưởng từ đau đầu do tăng huyết áp, stress, đau nửa đầu.

Các vùng ảnh hưởng từ đau đầu do tăng huyết áp, stress, đau nửa đầu.

Người bệnh nên làm gì khi bị đau đầu?

Đau đầu

 là chứng bệnh hay gặp đồng thời cũng dễ bị người bệnh bỏ qua và coi đó là bệnh lặt vặt. Tuy nhiên các chứng đau đầu có các biểu hiện khác nhau và người bệnh cần phân biệt được các dấu hiệu đau do bệnh lý. Khi bị đau đầu mà cơn đau đầu ngày càng dữ dội với mức độ tăng dần thì người bệnh cần cảnh giác và nên nghĩ đến chứng đau đầu đi kèm bệnh lý và nên đi khám bác sĩ ngay, làm các thăm dò chức năng cần thiết để xác định bệnh và có liệu pháp điều trị phù hợp. Để việc điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc điều trị đau đầu dạng này, vì với các bệnh lý thần kinh của não bộ, việc dùng thuốc bừa bãi sẽ để lại hậu quả lâu dài, không thể lường hết được. Dùng thuốc bừa bãi khiến bệnh không thuyên giảm mà còn diễn tiến nặng hơn, rất nguy hiểm.

Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục và hóa giải stress tốt hơn. Nên giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh, khí công... Hãy học cách thư giãn thể dục nhẹ trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt hơn, cố gắng ngủ đúng giờ, tránh ngủ ngày quá nhiều để có được giấc ngủ ngon và phòng ngừa đau đầu hiệu quả.

Bệnh viêm đại tràng

 Viêm đại tràng 

dễ gây ra hiện tượng viêm loét và rối loạn chức năng của đại tràng. Bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.

Bệnh viêm đại tràng để lâu có nguy hiểm không là điều nhiều người bệnh lo lắng 

Viêm đại tràng kéo dài - ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống

Người mắc bệnh đại tràng thường cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt, đi ngoài phân có máu. Nếu bệnh nặng, cơ thể có thể sốt, gầy sút hốc hác, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Một khi đã mắc bệnh người bệnh phải kiêng khem rất khổ sở, chỉ cần ăn thức ăn không hợp vệ sinh là bệnh tái phát trở lại trầm trọng hơn.

Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đại tràng thường gặp: 

đau quặn, mót rặn, phân nhầy mũi, đau quặn từng cơn khắp bụng, nhất là dưới rốn. Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy vào mức độ viêm, cơn đau kèm theo cảm giác muốn đi ngoài mà không đi được.

Bệnh viêm đại tràng có thể khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính nhưng không được phát hiện sớm dẫn đến vết loét thêm nặng hoặc tự điều trị không đúng cách dẫn đến nhờn thuốc, kháng thuốc.

Viêm đại tràng có tỷ lệ mắc cao, dễ dàng tái phát, khó dứt điểm bệnh

Viêm đại tràng là một hội chứng bệnh do nhiều nguyên nhân, bệnh dễ mắc nhưng lại khó chữa. Môi trường ở đại tràng được xem là môi trường bẩn (tạo phân), mạch máu tại chỗ kém nuôi dưỡng, do đó đại tràng có sức đề kháng kém, niêm mạc đường ruột tại đại tràng không có điều kiện tự phục hồi sau khi có “tổn thương” nguyên phát (viêm).

Đây là bệnh nguy hiểm vì khả năng chữa trị dứt điểm rất thấp, rất dễ tái phát và có nguy cơ phát triển thành ung thư đại tràng rất cao (ảnh minh hoạ)

 

Bệnh viêm đại tràng nguy hiểm ở chỗ thường được chẩn đoán muộn, khả năng điều trị dứt điểm thấp, rất dễ tái phát và đặc biệt có nguy cơ phát triển biến chứng rất cao. Theo các nghiên cứu, viêm đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng từ 20-25% và có tới 30% người bị viêm đại tràng kéo mạn tính sẽ có nguy cơ bị ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng có nhiều biến chứng rất nguy hiểm

Đối với viêm đại tràng mạn tính lâu năm, trên biểu mô niêm mạc đại tràng xuất hiện những tổn thương sâu và rộng, khó chữa lành nên có nguy cơ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính (2-6%), thủng đại tràng (2,8%), chảy máu nặng (1-5%) và ung thư đại trực tràng – một trong năm loại ung thư nguy hiểm nhất ở Việt Nam (Theo giáo sư Nguyễn Xuân Huyên – "Bách khoa thư bệnh học" – 2008).

- Gây xuất huyết: Tình trạng này xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, lớp lông nhung trong đại tràng trở nên trơ trụi sau điều trị bằng kháng sinh hoặc khi người bệnh sử dụng nhiều sản phẩm chứa chất kích thích. Khi tình trạng này trở nên trầm trọng sẽ rất dễ gây ra việc xuất huyết ồ ạt.

- Thủng đại tràng: Biến chứng thủng đại tràng xuất hiện sau khi điều trị bằng kháng sinh, lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt, lớp lông nhung bị trơ trọi làm các vết loét ăn sâu và bào mỏng thành đại tràng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, biến chứng này sẽ đe dọa tới tính mạng.

- Giãn đại tràng cấp tính: Khi bị giãn, chức năng tiêu hóa của đại tràng bị suy giảm nghiêm trọng gây ra loét và thủng. Người bệnh viêm đại tràng thường có những biểu hiện đau bụng, dữ dội, chướng bụng, có thể hôn mê và gây tử vong.

Viêm đại tràng có nhiều biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm, nhất là ung thư đại tràng

- Ung thư đại tràng: Có thể nói đây là biến chứng nguy hiểm nhất của viêm đại tràng. Theo thống kê, có tới 20% người bệnh sẽ biến chứng thành ung thư đại tràng. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ viêm đại tràng “ung thư hóa” sẽ tích lũy theo thời gian và có thể bắt đầu xuất hiện khi kéo dài từ 7-10 năm. Lúc này niêm mạc đại tràng bị viêm loét kéo dài và tái phát liên tục, các tế bào biểu mô có nguy cơ bị loạn sản và chuyển thành ác tính gây ra ung thư.

Bệnh viêm đại tràng - cần chú ý điều trị sớm và ngừa tái phát!

Để chữa bệnh viêm đại tràng thì người bệnh cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị kết hợp với việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp. Tùy theo việc chẩn đoán bệnh lý đang ở giai đoạn nào? Viêm đại tràng cấp tính hay mạn tính mà từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Những biểu hiện của bệnh động mạch vành

 Những biểu hiện của bệnh động mạch vành

Xơ vữa động mạch

 là bệnh lý của thành động mạch. Mảng xơ vữa xuất hiện ở hệ thống động mạch nào thì sẽ gây ra bệnh lý ở vùng động mạch đó chi phối. Khi mảng xơ vữa được tạo thành ở động mạch vành (động mạch cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim) sẽ gây ra bệnh động mạch vành.

Kích thước của mảng xơ vữa động mạch ở thành động mạch vành (ĐMV) có thể rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được, nhưng cũng có thể lớn đến mức làm hẹp tắc cả lòng ĐMV. Khi lòng ĐMV bị mảng xơ vữa gây hẹp đến mức máu không đủ để đáp ứng được nhu cầu nuôi dưỡng cơ tim, gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ ở vùng cơ tim do nhánh ĐMV đó phụ trách.

Tình trạng hẹp tắc lòng ĐMV có thể diễn tiến trong một thời gian dài, nhưng cũng có thể nhanh chóng trong vài phút, vài giờ. Nếu bệnh diễn tiến từ từ và trong một thời gian dài thì bệnh cảnh đó được gọi là hội chứng vành mạn. Nếu bệnh cảnh đó diễn tiến nhanh chóng, dồn dập thì được gọi là hội chứng vành cấp.

Biểu hiện của  hội chứng vành mạn

Tên gọi hội chứng vành mạn mới được dùng trong năm 2019. Trước đây, hội chứng này còn có các tên gọi khác là bệnh ĐMV mạn, bệnh ĐMV mạn tính - ổn định. Đây chỉ là một hội chứng, chứ chưa phải là một bệnh, vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra bệnh cảnh này. Xơ vữa động mạch chỉ là một nguyên nhân thường gặp trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ - mạn tính. Về bản chất bệnh, hội chứng này có thể sẽ thoái lui hoặc có thể diễn tiến thành hội chứng vành cấp, cho nên khái niệm “ổn định” sẽ không còn được dùng nữa.


Những biểu hiện của bệnh động mạch vành
                              Đau thắt ngực xảy ra lúc đang chạy bộ

Sinh lý bệnh của hội chứng vành mạn là về những yếu tố nào có thể gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cho vùng cơ tim.  “Thiếu máu cục bộ” là tình trạng thiếu máu cho một vùng của cơ tim, chứ không phải thiếu máu đi về tim hay thiếu máu cung cấp cho toàn bộ cơ tim. Mỗi nhánh ĐMV phụ trách cung cấp máu, tưới máu cho một vùng cơ tim nhất định. Cho nên, khi hẹp lòng của một nhánh ĐMV thì sẽ không cung cấp máu đủ cho một vùng cơ tim do nhánh ĐMV đó phụ trách.

Như đã nói ở trên, ở hội chứng vành mạn chúng ta có sự hẹp tương đối cố định ở lòng mạch vành của một nhánh ĐMV. Nếu tắc hoàn toàn thì yếu tố chính gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim là do mất hẳn dòng máu đến tưới cho vùng cơ tim. Nhưng nếu lòng ĐMV chỉ bị hẹp thì hiện tượng thiếu máu cơ tim cục bộ sẽ chỉ xảy ra khi bị mất quân bình của cán cân cung cấp - nhu cầu.

Khi nào thì sẽ có tình trạng mất quân bình cán cân cung cầu nhu cầu oxy cho cơ tim? Mất quân bình của cán cân này xảy ra khi tình trạng cung cấp máu không đủ hoặc khi nhu cầu oxy cơ tim tăng quá mức. Khi tình trạng hẹp lòng ĐMV đến mức mà dòng máu qua chỗ hẹp không thể đảm bảo được nhu cầu cho cơ tim lúc người bệnh nghỉ ngơi (không gắng sức) sẽ làm mất cân bằng cán cân cung – cầu ngay lập tức.

Có 5 yếu tố chính tác động lên tim, làm cho cơ tim phải hoạt động nhiều và làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Đó là: huyết áp tâm thu, thể tích của buồng thất trái cuối tâm thu, tần số tim, độ dày của thành tim, và sức co bóp nội tại của cơ tim. Khi chúng ta gắng sức thì huyết áp của chúng ta sẽ tăng lên, tim sẽ đập nhanh hơn (tăng tần số tim), cơ tim sẽ co bóp mạnh mẽ hơn… Vì vậy, khi gắng sức chúng ta sẽ làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim và làm mất căn bằng của cán cân cung – cầu oxy cơ tim trong trường hợp lòng ĐMV hẹp ở mức độ vừa phải.

Như vậy, trong trường hợp hội chứng mạch vành ổn định, mạn tính thì tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ chỉ xảy ra khi cơ tim phải hoạt động nhiều hơn; hay nói cách khác là các biểu hiện của hội chứng sẽ xuất hiện khi người bệnh gắng sức. Tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ có thể gây ra nhiều triệu chứng, thường gặp nhất là triệu chứng đau ngực. Người bệnh có thể bị đau ngực lúc gắng sức về thể lực (hoạt động thể lực mạnh, sau bữa ăn no) hay là gắng sức tâm lý (tức giận, buồn phiền…). Khi tình trạng thiếu máu cơ tim xuất hiện (lúc gắng sức), thì ngoài triệu chứng đau thắt ngực ra còn có thể có các triệu chứng khác như khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, vã mồ hôi …

Đau thắt ngực một cách điển hình trong hội chứng ĐMV mạn.  Đau ngực xảy ra lúc gắng sức; đau ngay sau xương ức; cảm giác đau như bóp nghẹt, như dao đâm; đau lan lên vai trái, hàm trái, cánh tay trái, cẳng tay trái, bàn tay trái. Đau giảm đi khi người bệnh nghỉ tĩnh hoặc khi ngậm dưới lưỡi thuốc Nitroglycerine. Khi có những triệu chứng như nêu trên thì người bệnh cần đến bác sỹ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán, xác định tình trạng bệnh.

Những biểu hiện của bệnh động mạch vành

Nứt vỡ mảng xơ vữa, tạo huyết khối gây tắc lòng ĐMV

Biểu hiện của hội chứng vành cấp

Để hiểu được những biểu hiện của hội chứng vành cấp, chúng ta cần xem xét về sinh lý bệnh của hội chứng này. Khi một mảng xơ vữa của thành ĐMV bị nứt vỡ hay bị bào mòn đến mức làm lộ các thành phần khác trong mảng xơ vữa sẽ dẫn đến việc hình thành huyết khối ngay tại chỗ nứt vỡ này. Huyết khối lớn lên nhanh chóng và sẽ gây tắc, hẹp nặng nề lòng ĐMV.

Tình trạng tắc hoặc hẹp nặng nề lòng ĐMV khiến cho máu không đến (hoặc đến rất ít) nuôi vùng cơ tim mà nhánh ĐMV này phụ trách, nuôi dưỡng. Do đó, vùng cơ tim này bị thiếu máu nuôi rất trầm trọng. Tình trạng thiếu máu nuôi cơ tim  hiện diện ngay lúc mà cơ tim ở trạng thái không gắng sức, nghĩa là xảy ra thiếu máu cơ tim nặng nề dù người bệnh không ở trong trạng thái gắng sức. Mất cân bằng cán cân cung - cầu oxy cơ tim xảy ra là do giảm cung cấp trầm trọng, dù không có trạng thái tăng nhu cầu oxy cơ tim. Nói cách khác là đau thắt ngực xảy ra lúc nghỉ tĩnh.

Như vậy, biểu hiện của hội chứng vành cấp vẫn là triệu chứng đau ngực, nhưng triệu chứng này có những đặc điểm khác với đau thắt ngực trong hội chứng vành mạn. Đau ngực trong hội chứng vành cấp có những tính chất sau: đau ngực xảy ra lúc nghỉ tĩnh, đau ngực kéo dài trên 15 phút, đau ngực với cường độ dữ dội (làm người bệnh không chịu nổi), đau ngực không giảm đi khi người bệnh ngậm Nitriglycerine dưới lưỡi, đau ngực kèm theo những biểu hiện nặng nề (vã mồ hôi, tụt huyết áp, nhịp tim chậm, ngất, ngừng tim…). Nếu người bệnh đau ngực sau xương ức mà có kèm với một (hay nhiều hơn một) trong những tính chất nêu trên thì phải đến ngay bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.