Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Chấn thương khớp

  Bạn đừng chủ quan nghĩ rằng chỉ những người vận động mạnh, lao động chân tay nhiều hay những vận động viên mới gặp phải các chấn thương liên quan đến khớp. Khi các khớp đã “có tuổi”, đặc biệt là khớp gối bị hao mòn do thời gian và cơ thể không thể duy trì đầy đủ dưỡng chất cho chúng, các khớp sẽ trở nên rất dễ bị tổn thương.

Sự nguy hiểm của các chấn thương khớp ở người già

Các chấn thương khớp này sẽ đáng sợ hơn gấp nhiều lần đối với những người bắt đầu từ tuổi trung niên 40 trở lên. Vì lúc này, các khớp đã có dấu hiệu của thoái hóa khớp, suy giảm chức năng khớp, thiếu chất (thiếu Vitamin B, Canxi, Collagen…). Bởi vì, lúc này khả năng phục hồi từ những chấn thương khớp giảm đáng kể, có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc lâu lành nhưng để lại nhiều biến chứng và dễ bị tổn thương hơn trước.

Nguyên nhân chấn thương khớp 

thường gặp là do lực tác động lớn như: ngã, té, tai nạn giao thông, thậm chí chỉ là những sự cố trong các hoạt động hằng ngày,…làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp. Gây ra sưng bầm, đau đớn, cản trở vận động hoặc mất khả năng vận động, tàn phế, thậm chí là biến dạng và hậu quả ảnh hưởng lâu dài:

Chấn thương khớp làm tổn thương thể chất: 

Chấn thương khớp có thể đi chung với các tình trạng như gãy xương, tụ máu, tổn thương phần mềm,…

Chấn thương khớp làm tổn thương tinh thần:

 Người cao tuổi khi đã gặp các chấn thương khớp sẽ đâm lo lắng, sợ gặp phải chấn thương tiếp, nặng hơn có thể gây trầm cảm, cảm thấy cô đơn, bất lực hay hội chứng căng thẳng sau chấn thương. Từ đó hạn chế vận động, sinh hoạt thường ngày sẽ giảm dần, chất lượng cuộc sống suy giảm.

Các chấn thương ở khớp gây ra nhiều hậu quả về cả thể chất lẫn tinh thần (ảnh minh hoạ)

Các chấn thương khớp thường gặp phổ biến nhất ở người già

Chấn thương khớp gây Bong gân

Chấn thương bong gân (dây chằng cổ chân) là chấn thương rất phổ biến khi chơi thể thao và trong quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày.

Tình trạng chấn thương khớp thường gặp này còn được gọi là chấn thương lật cổ chân hay ”lật sơ mi”. Khớp cổ chân sẽ đau, kèm theo sưng nề, bầm tím, giảm hoặc mất vận động. Bong gân khớp cổ chân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp cổ chân bị giãn quá mức, có thể dẫn đến rách một phần, một chùm hoặc nặng là rách toàn bộ dây chằng do tác động của lực chấn thương.

Cách xử lý nhanh:

- Chườm lạnh ngay tức, không chườm đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.

- Nên băng ép, dùng băng thun nhẹ nhàng, ép vừa phải.

- Không chườm nóng, làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp.

- Không dùng các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối,…

Chấn thương khớp gây Trật khớp cổ tay

Khi bị trật khớp cổ tay, sẽ gây đau nhức dữ dội trong nhiều ngày, sưng, phù nề, khó cử động cổ tay, không thể cầm nắm vật nặng,…Thông thường, khi gặp chấn thương này bạn sẽ thấy đau nhẹ khi cử động cổ tay và có chiều hướng gia tăng khi càng vận động mạnh. Chấn thương khi luyện tập này liên quan đến sợi dây chằng nhỏ ở cổ tay và đây là nơi thường xuyên vận động nên khó có thể tự phục hồi sau 1-2 ngày.

Cách xử lý nhanh:

- Chườm đá lạnh lên cổ tay để làm dịu đau và sưng.

- Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc làm theo các phương pháp dân gian.

- Cố định khớp tay vào đúng vị trí ban đầu, nếu bạn không biết cách thì phải cần đến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý làm.

Chấn thương khớp gây Rách hoặc đứt dây chằng chéo trước đầu gối

Khớp gối là khớp yếu nhất của cơ thể, đây là khớp bản lề. Khi bị chấn thương dây chằng gối bạn sẽ bị sưng đau gối kéo dài, vùng quanh chấn thương mề, khó di chuyển, lỏng gối, teo cơ,… Nếu tình trạng này kéo dài và không được xử lý đúng cách có thể gây tổn thương thứ phát các thành phần khác trong khớp gối như rách sụn chêm, giãn các dây chằng còn lại, bề mặt sụn khớp bị bong tróc, thoái hóa khớp…

Cách xử lý nhanh Chấn thương khớp gây Rách hoặc đứt dây chằng chéo trước đầu gối

- Khi nghi ngờ bị chấn thương, liên hệ hoặc đến bệnh viện chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

- Hạn chế và dừng vận động (48 giờ đầu).

- Xử lý chấn thương dây chằng gối còn tùy thuộc theo mức độ: Chườm đá, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, nếu đứt hoàn toàn còn phải thực hiện phẫu thuật.

Chấn thương khớp gây Chấn thương sụn chêm khớp gối

Là tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối trong chấn thương thể thao (cầu thủ bóng đá), ở người lớn tuổi sụn chêm thường bị rách do thoái hóa, đứng ngồi đột ngột. Với các sụn chêm rách nhỏ có cảm giác đau nhẹ và sưng khớp gối, thường kéo dài từ 2-3 tuần.

Ở những người lớn tuổi, rách sụn chêm có thể không biết. Người bệnh chỉ biết cảm giác đau khớp gối khi ngồi xổm hoặc khi gối vặn xoắn. Đau và sưng nhẹ khớp gối thường là triệu chứng dễ thấy của bệnh.

Cách xử lý nhanh:

- Khi nghi ngờ bị chấn thương, dừng vận động, liên hệ hoặc đến bệnh viện chẩn đoán và xử lý kịp thời.

- Xử lý chấn thương còn tùy thuộc theo mức độ: Chườm đá, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, năng có thể phải mổ nội soi,…

Chấn thương khớp gây Chấn thương khớp vai

Các chấn thương khớp thường gặp ở vai rất dễ để nhận biết, do trật khớp, sai lệch, căng cơ và bong gân dây chằng. Khi khớp vai bị tổn thương, khớp vai trở nên cứng hơn, không thể quay cánh tay theo ý muốn, lực yếu và bị hạn chế vận động,…

Nếu tình trạng chấn thương kéo dài sẽ khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn do gân cơ bị thoái biến. Đặc biệt các trường hợp chấn thương cơ xoay vai nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho gân cơ bị tụt vào trong và thoái hóa mỡ, lúc này người bệnh sẽ phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn để thay khớp vai.

Cách xử lý nhanh:

- Khi nghi ngờ bị chấn thương, liên hệ hoặc đến bệnh viện chẩn đoán để xử lý kịp thời.

- Hạn chế và dừng vận động khiêng vác nặng.

- Chườm đá vùng vai bị đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 15 phút.

- Việc xử lý chấn thương còn tùy thuộc theo mức độ: Chườm đá, dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, năng có thể phải mổ nội soi,…

Phòng chống và ngăn chặn các nguy cơ chấn thương thường gặp này

Loại bỏ những yếu tố chủ quan môi trường có thể gây ra các tai nạn té ngã như thảm, sàn nhà, dây điện, đèn mờ, cầu thang,…

Hạn chế những vận động thể chất cường độ quá mạnh hay tính nguy hiểm cao, đặc biệt bảo vệ bản thân an toàn khi tham gia giao thông.

Duy trì lối sống và dinh dưỡng lành mạnh giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai ngay từ độ tuổi trưởng thành như:

-Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin D, sắt (Iron), canxi và các loại thực phẩm giàu protein và tinh bột. Đồng thời luôn đảm bảo uống đủ nước. Không sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá,…

-Duy trì vận động thể thao: giúp duy trì và tăng cường sức khỏe cơ, khớp dẻo dai. Người cao tuổi có thể tham gia các lớp khiêu vũ, tập dưỡng sinh, yoga,…

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đặc biệt đối với người cao tuổi, nhằm phát hiện sớm những nguy cơ và phòng ngừa kịp thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét