Bệnh co thắt tâm vị
là bệnh lý tương đối ít gặp, nên thường bị bỏ sót do triệu chứng lâm sàng nghèo nàn, gặp trong nhiều loại bệnh. Đa số trường hợp chẩn đoán, nhập viện muộn do bệnh nhân không nghĩ tới.
Bệnh nhân có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hay dây thần kinh X, do ngạt thở vì trào ngược thức ăn vào khí quản, do suy dinh dưỡng ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân gây co thắt tâm vị?
Cho đến nay, các nhà chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây co thắt tâm vị, tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh, đó là: bệnh thường gặp ở người tuổi từ 18-40, nữ nhiều hơn nam. Ngoài ra bệnh thường gặp ở những người thần kinh không cân bằng, dễ xúc cảm, đặc biệt là những người cường hệ phó giao cảm. Người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh; mắc bệnh nhiễm khuẩn như: sốt phát ban, lao, giang mai...; nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học; rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản... Ở một số trường hợp bệnh gặp ở những người có chế độ ăn nhiều gluxid, ít protid và thiếu vitamin nhóm B.
Co thắt tâm vị gây ra tình trạng trào ngược thức ăn và dịch vị.
Dễ nhầm lẫn
Thời gian đầu triệu chứng bệnh thường nghèo nàn nên khó xác định thời gian khởi phát. Khi bệnh nhân (BN) đến khám thì thực quản thường đã giãn to. Tuy nhiên, nếu người bệnh để ý thời gian khởi đầu gồm có triệu chứng khó nuốt, nuốt nghẹn. Đây là triệu chứng phổ biến nhất. Có BN uống được sữa nhưng uống nước khó, ăn thức ăn lạnh được nhưng ăn thức ăn nóng khó hoặc ngược lại. BN có cảm giác nặng tức trong lồng ngực và đau vùng sau xương ức, nhất là sau khi ăn. Hoặc cảm giác bỏng rát vùng thượng vị. Khi mắc bệnh, BN thường có biểu hiện đau ngực triệu chứng sẽ không thay đổi khi gắng sức hoặc khi nghỉ ngơi. Tiếp theo là nôn ọe, lúc đầu nôn oẹ xuất hiện ngay sau ăn, số lượng ít và chưa lên men. Về sau do thực quản trên chỗ hẹp giãn nhiều, sự cản trở lưu thông thức ăn qua thực quản tăng lên dẫn tới nôn xa sau bữa ăn, số lượng nhiều hơn, chất nôn chua nồng,... Khi bệnh ở giai đoạn muộn thì BN có tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Chính vì vậy, khoảng 60% các trường hợp do không ăn uống bị sụt cân.
Nhiều biến chứng từ co thắt tâm vị
Co thắt tâm vị có diễn biến thất thường. Các rối loạn cơ năng không song song với độ giãn của thực quản. Ở một số trường hợp bệnh diễn biến chậm và âm thầm, BN sống bình thường trong một thời gian dài. BN có thể bị tử vong đột ngột do phản xạ tim mạch hay dây X hoặc do ngạt thở vì trào ngược thức ăn vào khí quản. Khi mắc bệnh không được điều trị thì dẫn tới viêm loét thực quản, sẹo xơ gây chít hẹp thực thể thực quản, chèn ép khí quản, tĩnh mạch, tim.... do đoạn thực quản giãn. Thậm chí gây viêm phổi, áp-xe phổi do trào ngược thức ăn hay ung thư hoá tại vùng viêm mạn tính của thực quản. Ở giai đoạn muộn, nếu BN không được điều trị tốt có thể chết vì suy dinh dưỡng.Ngoài ra, có trường hợp giãn thực quản thứ phát sau ung thư thực quản.
Điều trị co thắt tâm vị thế nào?
Có rất nhiều phương pháp điều trị co thắt tâm vị như: nong thực quản, cắt cơ thực quản, tiêm độc tố Botulinum và dùng thuốc.
Đối với nong thực quản bằng bóng hơi, kích cỡ bóng tăng dần thường được áp dụng đầu tiên trong điều trị, tỉ lệ thành công từ 74 - 90%. Nếu BN phẫu thuật cắt cơ thắt thực quản phía trước (phẫu thuật Heller). Thực hiện mổ mở (ngả bụng hoặc ngực) hoặc qua phẫu thuật nội soi thường kết hợp với phẫu thuật chống trào ngược dạ dày thực quản cho kết quả khỏi bệnh 83-94%.
Hoặc điều trị bảo tồn tiêm độc tố Botulinum qua nội soi thực quản vào góc thực quản dạ dày. Hiệu quả giảm triệu chứng khoảng 6 tháng. Cũng có thể sử dụng các thuốc ức chế canxi hoặc nitrates tá
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét